DNS Server là gì và vai trò của nó quan trọng như thế nào?
#1. DNS Server là gì?
DNS là từ viết tắt của Domain Name System là một hệ thống tên miền cho phép thiết lập mối quan hệ tương ứng giữa tên miền và địa chỉ IP. DNS cho phép chuyển đổi các tên miền (up4vn.com) sang một địa chỉ IP (123.11.5.19) tương ứng, nhờ DNS mà các thiết bị mạng được định vị, địa chỉ hóa (bằng cách gán một địa chỉ IP độc lập) và liên kết với nhau thuận tiện cho việc quản lý.
DNS Server là trình chủ hệ thống tên miền chính, là Server vận hành Hệ thống tên miền (DNS). DNS sẽ gán mỗi tên miền lên một địa chỉ IP và lập một cuốn bản đồ (hay danh bạ) để tiện cho việc tra cứu trong hệ thống mạng. Khi bạn truy cập vào một tên miền thì DNS Server sẽ tra tên miền đó trong cuốn danh bạ xem là tương ứng với địa chỉ IP nào và sẽ điều hướng bạn đến với thiết bị có IP như vậy.
#2. Các giai đoạn DNS server xử lý tên miền cho địa chỉ IP
Hãy hình dung mỗi website như một ngôi nhà được đặt tại một lô đất (hosting) có địa chỉ riêng. Về nguyên tắc, khi bạn muốn truy cập một website nào đó thì bạn phải biết được địa chỉ của hosting hay máy chủ chứa web đó, trong công nghệ mạng địa chỉ đó gọi là IP.
Như vậy, lẽ ra để truy cập vào một website bạn phải gõ chính xác địa chỉ IP đó lên thanh trình duyệt thì nó mới truy cập được. Nhưng IP là một dãy số rất dài và rất khó nhớ, nên giải pháp đưa ra là ta sẽ gắn lên mỗi IP đó một tên miền có nghĩa và mỗi lần truy cập website ta chỉ cần gõ tên miền đó lên thanh trình duyệt là được. Và để làm được việc này ta phải cần đến các DNS Server.
Khi bạn gõ các URL vào trình duyệt thì lúc này nó vẫn chưa xác định được vị trí của website đó ở đâu. Trình duyệt sẽ phải gửi URL này về DNS Server để thực hiện công việc tra cứu. DNS server sẽ trả kết quả bằng một địa chỉ IP và trình duyệt web lúc này có thể liên lạc với website theo yêu cầu.
#3. Một số đặc điểm của DNS Server
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ có một DNS Server riêng của mình để vận hành. Do vậy, một trình duyệt web khi tra địa chỉ IP của website dựa vào URL thì phải gửi URL đó cho DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ tên miền đó chứ không phải là một nhà cung cấp nào khác.
- Các DNS server có 2 nhiệm vụ chính. Thứ nhất, phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet. Thứ 2, trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý.
- Các DNS server có tốc độ biên dịch nhanh chậm khác nhau. Bạn có thể sử dụng DNS server mặc định của nhà cung cấp dịch vụ internet hoặc sử dụng DNS server riêng (miễn phí hoặc trả phí) bằng cách điền vào network connections. Sử dụng DNS server mặc định thì không cần.
Quản lý tất cả các DNS Server trên Internet hiện nay là INTERNIC, một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution. Tổ chức này chịu trách nhiệm đăng ký tên miền trên Internet và không có vai trò phân giải tên miền thành các địa chỉ.
#4. Lời kết
Như vậy bạn đã hiểu rõ DNS server là gì và vai trò quan trọng của nó trong mạng Internet. Hiểu rõ cơ chế hoạt động của nó sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề trong quá trình vận hành website cũng như toàn bộ hệ thống mạng Internet của tổ chức bạn.
Users of Guest are not allowed to comment this article.